CẢM NGHĨ NGÀNH TUYỂN DỤNG: NÉT ĐẶC TRƯNG VÀ XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI

24-04-2024 09:04

Trong thế giới hiện đại bây giờ, ngành tuyển dụng đối mặt với nhiều thách thức nan giải. Một trong những vấn đề chính là sự không cân đối giữa cung và cầu. Mặc dù có nhiều ứng viên tìm kiếm việc làm, nhưng không phải lúc nào họ cũng phù hợp với yêu cầu của các vị trí tuyển dụng. Ngược lại, có các vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển dụng gấp nhưng lại không tìm được ứng viên phù hợp.

Sự phức tạp của thị trường lao động cũng đóng góp vào vấn đề này. Công nghệ và sự biến đổi trong các ngành công nghiệp đang tạo ra nhu cầu mới, đòi hỏi kỹ năng và kiến thức mà không phải tất cả ứng viên đều có. Điều này tạo ra một khoảng cách giữa những người tìm việc và các vị trí tuyển dụng, gây ra sự khó khăn cho cả hai bên.

Một ví dụ cụ thể về sự phức tạp của thị trường lao động là trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT). Trong những năm gần đây, CNTT đã trở thành một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất và đang chịu áp lực từ sự biến đổi công nghệ liên tục. Công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), machine learning, blockchain và cloud computing đang mở ra các cánh cửa mới, tạo ra những cơ hội nghề nghiệp mới như chuyên viên phân tích dữ liệu, kỹ sư AI, nhà phát triển ứng dụng di động và nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức lớn cho cả người tìm việc và nhà tuyển dụng. Ví dụ, để làm việc trong lĩnh vực AI, một ứng viên sẽ cần có kiến thức sâu rộng về toán học, khoa học máy tính và kinh nghiệm thực tế trong việc xử lý dữ liệu lớn. Nhưng không phải tất cả những người tìm việc trong lĩnh vực CNTT đều có những kỹ năng này từ trước. Điều này tạo ra một khoảng cách giữa những người tìm việc và các vị trí tuyển dụng, gây ra sự khó khăn cho cả hai bên.

Do đó, nhà tuyển dụng cần phải đặc biệt cẩn trọng trong việc xác định và đánh giá kỹ năng cần thiết cho từng vị trí công việc, đồng thời cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển năng lực để giúp ứng viên nắm bắt những kỹ năng mới và tiến xa hơn trong sự nghiệp của họ.

Hơn nữa, quá trình tuyển dụng cũng đối mặt với vấn đề về hiệu suất. Việc sàng lọc ứng viên, tiến hành phỏng vấn và đưa ra quyết định cuối cùng có thể tốn kém thời gian và nguồn lực. Điều này đặc biệt đúng khi các công ty phải đối mặt với số lượng lớn ứng viên hoặc khi họ muốn đảm bảo việc tuyển dụng được thực hiện một cách kỹ lưỡng để tránh sai sót.

Ví dụ: Nhà tuyển dụng A đang gặp phải vấn đề không cứng ứng đủ nguồn cung nhân lực tuyển dụng. Dù đã tiến hành nhiều chiến dịch quảng cáo công việc trên các mạng xã hội và các trang web tuyển dụng hàng đầu, nhưng họ vẫn không thu hút đủ lượng ứng viên phù hợp. Đội ngũ nhân sự của họ đang phải đối mặt với áp lực lớn khi phải điều chỉnh các kế hoạch tuyển dụng và tiếp tục tìm kiếm các phương tiện hiệu quả hơn để thu hút và giữ chân nhân tài. Sự thiếu hụt nguồn cung nhân lực có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc và dẫn đến việc tăng thời gian và chi phí cho quá trình tuyển dụng.

Để giải quyết các vấn đề này, ngành tuyển dụng đang dần chuyển hướng sử dụng công nghệ. Các hệ thống quản lý ứng viên (ATS) và các công cụ phân tích dữ liệu giúp tối ưu hóa quá trình tuyển dụng và tăng cường khả năng phù hợp giữa ứng viên và vị trí công việc. Ngoài ra, các phương pháp tuyển dụng sáng tạo như sử dụng trò chơi trực tuyến hoặc phỏng vấn video cũng đang trở thành xu hướng để thu hút và đánh giá ứng viên một cách hiệu quả hơn. Tuy vậy, việc giải quyết các vấn đề nan giải này vẫn đòi hỏi sự sáng tạo và linh hoạt từ các chuyên gia tuyển dụng.

Sau một khoản thời gian làm việc ở lĩnh vực nhân sự này, tôi rút ra được cho bản thân mình nhiều bài học và nhận định mới.

Làm việc trong ngành nhân sự thực sự mang lại nhiều trải nghiệm thú vị và đa dạng. Dưới đây là một số cảm nhận về những thú vị, thách thức và tâm lý khó đoán của người lao động sau khi vào làm trong ngành nhân sự:

Thú vị trong việc tương tác với đa dạng của con người: Ngành nhân sự đưa bản thân tôi vào cuộc gặp gỡ và làm việc với nhiều loại người khác nhau, từ các ứng viên đến nhân viên hiện tại và quản lý. Điều này mang lại cơ hội để hiểu sâu hơn về nhiều khu vực văn hóa, kỹ năng và sở thích khác nhau.

Thách thức trong giải quyết xung đột và thảo luận: Những tình huống xung đột giữa nhân viên hoặc giữa nhân viên và quản lý thường xuyên xảy ra trong môi trường làm việc, về vấn đề lương thưởng, thời gian nghỉ phép, hay lỗi sai phạm xãy ra…. Đối mặt và giải quyết những thách thức này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt, sự nhạy bén và khả năng giải quyết vấn đề.

Tâm lý khó đoán của người lao động: Mỗi người lao động đều mang trong mình một tâm trạng và tâm lý riêng, và đôi khi chúng có thể khá phức tạp và khó đoán. Việc hiểu được tâm lý của nhân viên và cung cấp hỗ trợ phù hợp là một phần quan trọng của công việc nhân sự.

            Có rất nhiều trường hợp dù đã đồng ý nhận việc khi phỏng vấn, thì cũng không chắc chắc được rằng họ sẽ đi nhận việc cho tới khi họ có mặt tại công ty để nhận việc.

Thách thức trong việc duy trì sự hài lòng và cam kết của nhân viên: Đảm bảo rằng nhân viên cảm thấy hạnh phúc, hài lòng và cam kết với công việc và tổ chức là một nhiệm vụ quan trọng của nhân sự. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và sự đầu tư liên tục từ phía nhân sự. Để đảm bảo cho nguồn cung nhân lực luôn đủ đầy và hoạt động tối ưu nhất.

Những trải nghiệm này không chỉ làm giàu kiến thức và kỹ năng của tôi mà còn giúp tôi phát triển để trở thành như một nhà quản lý nhân sự hiệu quả và có tầm nhìn.

Quỳnh Nguyễn